Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Thận trọng khi mua hàng trả góp


Do tình hình kinh doanh khó khăn,không ít cửa hàng đã áp dụng phương thức bán hàng trả góp với nhiều mức lãi suất và chế độ ưu đãi để thu hút khách hàng. Thoạt nghe thì các chương trình này khá hấp dẫn; tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, khách hàng có thể “mắc bẫy” mà không hề hay biết.




“Bẫy” lãi suất

Với những người có thu nhập trung bình, sinh viên, công chức… thì mua hàng trả góp là một sự lựa chọn hợp lý. Nắm bắt được nhu cầu này, thời gian qua, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã đưa ra rất nhiều loại sản phẩm bán trả góp, từ hàng điện tử, điện máy, đồ gia dụng, nội thất, trang sức... đến xe máy, ô tô. Phương thức thanh toán, lãi suất, thời gian thanh toán khi mua hàng trả góp cũng rất đa dạng. Thông thường, khách hàng phải trả trước từ 20 - 70% giá trị sản phẩm, thời gian trả góp số tiền còn lại thường từ 6 tháng đến 2 năm, tùy từng cửa hàng, tùy từng sản phẩm.

Khách hàng cần thận trọng khi quyết định mua hàng trả góp

Thủ tục mua hàng trả góp cũng khá đơn giản. Với những hàng hóa có giá trị nhỏ, người mua chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe. Với những món hàng có giá trị lớn hơn, khách hàng cần thêm sổ hộ khẩu gia đình… Vì thế, hình thức thanh toán này được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, nhiều khách hàng phàn nàn rằng mình đã bị “hớ” khi mua hàng kiểu này. Lãi suất trả góp mức trung bình là 2 - 3%/tháng nghe thì nhỏ nhưng tính kỹ thì lên tới 24 - 36%/năm. Điều đáng nói là bên bán hàng thường không tư vấn cho khách hàng cụ thể, mà chỉ đưa ra số tiền hàng tháng khách phải trả. Đến khi thanh toán được vài tháng, khách hàng nhận ra tổng số tiền thanh toán cao hơn nhiều giá thực của sản phẩm nhưng không thể dừng lại được vì đã trót ký hợp đồng.

Không ít cửa hàng nâng giá sản phẩm trước khi áp dụng chương trình trả góp. Chị Nguyễn Ngọc Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, cuối năm ngoái, chị mua một chiếc điện thoại iPhone 5S, 64G với giá niêm yết là 22,8 triệu đồng tại một siêu thị điện máy lớn. Chị chọn hình thức trả góp trong 12 tháng, số tiền mỗi tháng phải trả là 2,244 triệu đồng. Sau một năm, số tiền chị phải trả để mua chiếc iPhone này lên đến gần 27 triệu đồng, đắt hơn 4 triệu đồng so với giá niêm yết. Thế nhưng khi vào một cửa hàng điện thoại khác, chị mới thấy chiếc điện thoại này được bán với giá chỉ hơn 19 triệu đồng. Đến lúc đó chị mới biết, cửa hàng kia đã nâng giá “lên trời” để áp dụng chương trình bán trả góp.


Nên cân nhắc kỹ

Theo kinh nghiệm của những người đã từng mua hàng trả góp, người tiêu dùng nên thăm dò, so sánh giá tiền và lãi suất của nhiều cửa hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định có nên mua theo phương thức này hay không. Thông thường, cùng một chủng loại sản phẩm, mỗi nơi sẽ có mức giá khác nhau. Người tiêu dùng không nên mua hàng ở những nơi áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất ngân hàng, bởi nếu trả tiền theo kiểu này, khách hàng dễ rơi vào “bẫy” lãi suất cao.


Mẹo để mua hàng trả góp

 Bạn nên đợi dịp khuyến mãi, tìm những địa điểm bán trả góp uy tín như: Nology tại 96 Lê Đức Thọ kéo dài......vì ở đây giá của các sản phẩm bạn mua trả góp bằng giá mua luôn, lãi suất thấp khoảng 1,49

Địa điểm trả góp lãi suất thấp uy tín tại Hà Nội

Bạn nên đọc kỹ các thông tin chọn sản phẩm 1 cách chắc chắn, thông số kỹ thuật, kiểu dáng, tính năng đúng theo sở thích, giá cả, chế độ hậu mãi, để tránh tính trạng mua xong cảm thấy không đúng theo nhu cầu sử dụng, vì bản chất khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bạn không thể đổi sang sản phẩm khác.

Khi thủ tục hoàn tất,. Nhân viên trả góp sẽ in bản hợp đồng cho bạn.. 1 lời khuyên cho bạn..,

+ Đoc thật kỹ

+ Hỏi dõ các điều khoản trong hợp đồng

+ Hỏi dõ ngày phải đóng tiền, Đóng qua ngân hàng nào, cách đóng ra làm sao, nên bảo nhân viên ngân hàng ghi mẫu ra tờ giấy sau này bạn đi trả tiền chỉ cần ghi đúng nội dụng

+ Xem dõ các khoản phí phát như phạt chễ hạn, bảo hiểm , (tốt nhất là không phải bị phạt).

Sau khi đã rõ dàng các điều khoản trên, bạn ký vào hợp đồng và hợp đồng đã có hiệu lực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét